Bạn đang truy cập vào SanTruyen.wap.sh wapsite đọc truyện teen hay, tiểu thuyết teen full và nhiều truyện hay khác...hãy lưu lại và giới thiệu cho bạn bé nhé! đọc truyện,đọc truyện teen,tiểu thuyết full,truyện việt,truyện tìnhyêu,truyện tình cảm,truyện cười,truyện gay...
Chàng dọn đến ở nhà giữa, mới chặp tối để quyển sách đó. về lấy đồ
vật khác đêm đến, thì sách đã biến đâu mất rồi, liền nằm ngữa trên
giường, lặng lẻ chờ coi sự biến.
Nhà ông Khương Bộ Lang ở phía nam sông Vị, có nhiều ma quỷ, thường
nhát người ta, vì thế ông phải dời đi chỗ khác, bỏ nhà trống cho
một lão bộc giữ cửa bên ngoài thôi. Lão này bị ma làm chết. Thay
thế mấy người khác cũng chết nốt, thành phải bỏ hoang.
Trong làng có Đào Sinh, tên Vọng Tam, tánh ưa phóng khoáng, thích
chơi gái, nhưng uống rượu ngà ngà rồi bỏ về.
Bạn cố bảo mấy ả chạy theo lôi vào, chàng cười mà không cự tuyệt ở
lại cách đêm song chớ hề đụng chạm tới bao giờ. Có lần ngủ đêm ở
nhà ông Bộ Lang một nàng hầu đêm khuya đến tự hiến cho chàng, thế
mà chàng khăng khăng chối từ, không chịu làm quấy. Bởi thế, ông Bộ
Lang càng trọng là người đứng đắn.
Có điều nhà nghèo, vợ lại mới chết, nhà tranh mấy gain, ẩm thấp nực
nội khó chịu, bèn xin Bộ Lang cho ở tòa nhà bỏ hoang kia. Bộ Lang
nghĩ nhà ấy nhiều ma, cho nên từ chối. Chàng viết bài luận vô quỷ
đưa cho ông xem, và nói:
- Ma có làm gì được mình mà sợ !
Bộ Lang thấy nài nĩ quá, đành cho.
Chàng dọn đến ở nhà giữa, mới chặp tối để quyển sách đó. về lấy đồ
vật khác đêm đến, thì sách đã biến đâu mất rồi, liền nằm ngữa trên
giường, lặng lẻ chờ coi sự biến.
Giây lát nghe tiếng giày đi lẹp kẹp, liếc nhìn có hai thiếu nữ từ
trong buồng đi ra, đặt quyển sách vừa mất trên bàn. Một cô chừng
hai mươi tuổi, một cô độ mười bảy, mười tám, đều đẹp tuyệt trần,
đứng quanh quẩn bên giường, ngó nhau mà cười. Chàng làm thinh không
nhúc nhích. Cô lớn co một chân lên gác trên bụng chàng; cô nhỏ bụm
miệng cười khúc khích. Chàng nghe trái tim hồi hộp, dường như bồn
chồn không làm sao cầm được, liền ngồi lên chửng chạc trong trí suy
nghĩ đứng đắn trở lại rồi thì ngảnh mặt ngó lơ.
Cô lớn thò tay trái vuốt râu chàng, còn tay mặt gỏ nhẹ trên trán
kêu lộp bộp, cô nhỏ thích chí, càng cười dữ. Bây giờ chàng vùng dậy
quát tháo:
- Lũ quỷ sao dám hỗn xược thế à ?
Hai cô hoảng sợ bỏ chạy mất. Chàng sợ bị quấy nhiễu cả đêm, ý muốn
dọn về, nhưng đã lỡ nói cứng mất rồi, bỏ đi thì xấu hổ. Nghĩ vậy
rồi khêu đèn sáng ngồi đọc sách, thoáng thấy bóng ma chập chờn
trong xó tối, nhưng chàng mặc kệ.
Gần nửa đêm, để đèn mà ngủ, nghe như có người lấy vật gì nhỏ ngoáy
vào lỗ mũi bắt hắt hơi bắn người lên, trong xó có tiếng cười sặc
sụa. Chàng không nói chi, giả đò ngủ để xem còn làm trò gì nữa. Một
lát, hé mắt dòm thấy cô nhỏ mon men đến nơi, chàng nhỏm dậy mắng
rầm cả hai lui lủi trốn mất.
Chừng dỗ được giấc ngủ vừa thiêm thiếp, lại bị ngoáy lỗ tai. Suốt
đêm họ nghịch ngợm quấy nhiễu, hết trò này đến trò kia, mãi đến gà
gáy mới yên. Lúc ấy chàng mới được ngon giấc, cả ngày không nghe
không thấy gì lạ.
Đến mặt trời lặng trở đi, ma lại xuất hiện. Chàng bàn tính cách nấu
cơm đêm, cho được thức luôn tới sáng. Cô lớn dần dà ngồi xếp bằng
trên ghế xem chàng đọc sách, rồi thò tay bịt lấy sách, chàng giận
chụp bắt, nàng vụt biến đi. Chốc lại mò đến, chàng để tay chận trên
sách mà đọc. Cô nhỏ lén đến sau lưng, đưa tay bưng lấy mắt chàng,
rồi chạy vụt ra đứng xa xa mà cười. Chàng phát cáu điểm mặt nhiếc
mắng:
- Con ma bắt tì kia, hễ tao bắt được thì giết chết cả đôi !
Nàng cũng chẳng sợ, nhơn dịp, chàng nói giỡn chơi:
- Cái trò lăn lóc trên giường, tôi không thiện nghệ đâu. Các cô
chọc nghẹo làm chi, vô ích !
Hai cô mỉm cười day mình đi vô trong bếp, chia nhau chẻ củi nhen
lửa, vo gạo nấu cơm hộ chàng. Chàng ngó và khen:
- Hai cô làm việc có ích như thế, không hơn là nghịch ngợm ư
?
Cơm nấu chín rồi lại tranh nhau lấy thìa muỗng đũa chén bày trên
bàn, chàng nói:
- Cảm ơn phục dịch, lấy gì báo đền được nhau đây ?
Nàng cười đáp:
- Trong cơm có bỏ thuốc độc đó, coi chừng kẽo chết.
Chàng trả lời:
- Xưa nay tôi có thù oán gì hai cô, lẽ đâu hại nhau đến thế ?
Chàng ăn hết chén cơm, hai cô dành bới chén khác bưng lại, bôn tẩu
xăng xái, chàng thấy rất vui.
Ngày ngày thành ra quen thân, cùng người nói chuyện, hỏi đến tánh
danh, cô lớn nói:
- Em là Thu Dung, họ Kiều; con bé kia Tiểu Tạ, họ Nguyễn đó.
Chàng tò mò hỏi đến nguyên do tại sao ở chốn này, Tiểu Tạ cười và
nói:
- Anh này ngốc quá! Đến mình mẩy còn chẳng dám phô ra cho người ta
xem, ai mượn anh hỏi tới dánh tánh cửa nhà, dễ thường muốn xin cưới
đó sao ?
Chàng nghiêm nét mặt, nói:
- Đối diện người đẹp, bảo tôi vô tình sao được? Có điều âm khí nặng
nề, người ta đụng vào tất là phải chết. Vậy, không vui ở chung với
nhau thì nên đi, nếu vui ở chung với nhau thì cứ ở, ai yên phận
nấy. Ví bằng tôi chẳng được thương yêu, thì làm sao tôi xâm phạm
được tới hai cô, ví bằng tôi đáng được thương yêu, thì chắc hai cô
không nỡ lòng nào vật chết một thằng cuồng sị Hai cô thử nghĩ như
thế có phải không ?
Hai nàng nghe nói, ngó nhau có vẻ động lòng, từ đó trở đi không
nghịch ngợm tinh quái nữa, nhưng thỉnh thoảng vẫn chơi đùa thọc tay
vào bụng chàng, có khi lột quần xuống tới đất, chàng không lấy làm
lạ.
Một hôm chàng chép quyển sách chưa xong, thì có việc gấp phải đi,
lúc trở về thấy Tiểu Tạ đang cúi mình trên bàn, cầm bút chép nối.
Nàng trông thấy chàng về, ném bút xuống đất mà cười; chàng đến gần
xem, chữ viết tuy còn xấu, nhưng hàng lối ngay ngắn, tấm tắc
khen:
- Cô viết khá đấy; nếu thích học thì tôi sẽ dạy cho.
Đoạn, ôm nàng vào lòng, cầm tay dạy viết.
Thu Dung ở ngoài chạy vô, mặt hơi tái, như có vẻ ghen tức. Tiểu Tạ
cười nói:
- Hồi em con bé, ông thân em đã dạy viết chữ song bỏ lâu ngày, giờ
cầm bút như bỡ ngỡ mới tập vậy.
Thu Dung chẳng nói gì, chàng hiểu ý, giả đò không biết, rồi cũng ôm
nàng vào lòng, trao cây bút cho và nói:
- Tôi xem cô có viết được không nào ?
Cầm tay nàng viết mấy chữ, đứng lên nói tiếp:
- Chữ cô Thu viết tố đáo để !
Bấy giờ Thu Dung mới hả lòng.
Liền đó chàng rọc hai tờ giấy làm nòng, cho hai nàng cùng tập viết,
còn mình thì ngồi học với một ngọn đèn riêng, trong bụng mừng thầm
ai cũng có việc làm, hết quấy rối nhau.
Viết xong, hai nàng đem đến cho chàng sửa chữa phê bình.
Từ trước, Thu Dung vốn chưa từng đi học, cho nên chữ viết nguệch
ngoạc bất thành tự. Sau khi nghe chàng chỉ bảo, nàng tự xét thua
kém Tiểu Tạ, mặt có vẻ thẹn, chàng phải vỗ về yên ủi rất khéo, nhan
sắc nàng mới tươi trở lại.
Hôm đó về sau, họ coi chàng như một thầy đồ, ngồi thì gãi lưng, nằm
thì bóp cẳng, đã không dám lớn mặt, lại còn tranh nhau chiều
chuộng.
Cách mấy bữa, Tiểu Tạ viết chữ coi ngay ngắn tốt đẹp, chàng buộc
miệng khen mãi, Thu Dung tủi thân, nước mắt rưng rưng, chàng phải
khuyên giải đủ cách mới êm. Nhân đó, chàng lấy sách ra dậy học, cả
hai cùng thông minh lạ thường, chỉ dạy qua một bận là nhớ, không
hỏi tới hai lần. Thầy trò thi nhau đọc sách ê a, thường khi suốt
đêm tới sáng.
Tiểu Tạ lại dắt thằng em là Tam Lang đến thọ nghiệp. Cậu này mới
mười lăm, mười sáu tuổi, mặt mày điển trai, đem dâng lễ nhập môn là
cái móc bằng vàng.
Chàng để Tam Lang học chung một sách với Thu Dung. Từ đó, chàng làm
như mở trường dạy học toàn ma, cứ tối đến, tiếng đọc sách vang rân
cả nhà. Ông Bộ Lang nghe lấy làm mừng, thỉnh thoảng cho người mang
gạo củi tới giúp đỡ.
Được mấy tháng Thu Dung với Tam Lang đều biết làm thơ, thường cùng
nhau xướng họa. Tiểu Tạ ngầm bảo chàng đừng dạy Thu Dung, chàng ừ;
Thu Dung ngầm cũng bảo chàng đừng dạy Tiểu Tạ chàng cũng gật.
Một hôm, gần tới khoa thi, hai nàng cùng khóc lóc sắp tiễn đưa
chàng ứng thí, nhưng Tam Lang nói:
- Chuyến này thầy nên cáo bịnh đừng đi thì hơn. Không vậy, e gặp sự
chẳng lành đó.
Chàng nghĩ sự cáo bịnh trốn thì là nhục, cho nên cứ đi.
Nguyên trước, chàng làm thơ chê bai thời sự, đã được chạm tới một
nhà quý phá trong bản hạt; lão này vẫn ghi mối thù, đêm ngày tìm
cách làm hại. Nay lão đem tiền đút lót quan đốc học, vu chàng hạnh
kiểm không tốt, bắt giam vô ngục dây dưa. Chàng hết sạch tiền túi,
khải xin ăn quanh bạn đồng tù, trong lòng tự nghĩ mình đến chết khô
ở chốn này, không trông gì được sống nữa.
Bỗng thấy một người thoáng vào chỗ giam, nhìn ra chính là Thu Dung
đem cơm đến nuôi chàng. Hai người ngó nhau khóc thút thít, nàng
nói:
- Tam lang từng lo thầy đi chuyến này gặp sự chẳng lành, nay đã quả
nhiên. Tam lang cùng đi với em, nhưng hắn cầm đơn vào phá viện kêu
oan rồi.
Nói qua loa một hai câu rồi nàng đi ra, nội ngục chẳng ai trông
thấy gì cả.
Hôm sau, quan Hình bộ đi ra, Tam Lang đón đường kêu là có chuyện
oan khuất, quan chấp đơn và giữ cả người để xét.
Thu Dung lại vô ngục báo tin cho chàng, rồi trở ra đi dò thăm, luôn
ba ngày không thấy mặt, cah`ng buồn lòng đói bụng, coi một ngày
đằng đằng như một năm.
Chợt thấy Tiểu Tạ đến, mặt mài ủ rủ muốn xỉu, nói Thu Dung bữa kia
ở đây về, đi qua miễu Thành Hoàng, bị Ông Phán quan mặt lọ nồi ở
hành làng mé tây chạy ra bắt đi, ép nàng làm vợ bé. Nàng không chịu
khuất , hiện đang bị giam kín. Em rong ruổi hơn trăm dặm đường, vất
vả muốn chết, khi đến cửa bắc lại bị gai gia đâm vào giữa gan bàn
chưn đau buốt thấu xương tủy, em bận sau em không tới đây được
nữa.
Nói đoạn, đưa bàn chưn ra phô, máu còn đóng giây đóng cục; vội vã
trao tay cho chàng ba lượng vàng, rồi khập khễnh biến đi.
Quan Hình bộ xét vụ Tam Lang khiếu nại, thấy và chẳng có họ hàng
thân thuộc chi với bị cáo mà tự nhiên thay mặt kêu oan, cho thế là
sự trái nghịch, toan thét lính căng nọc đánh đòn. Tam Lang ngã
xuống đất biến mất, quan lấy làm kinh dị, xem tờ khiếu nại, thấy
lời lẽ tha thiết, liền gọi lính giải chàng đến trước mặt xét hỏi
Tam Lang là người thế nào. Chàng giả đò không biết. Quan biết chàng
oan uổng, lập tức thả về.
Chàng về nhà suốt cả buổi tối chả thấy một người nào tới, mãi đến
nửa đêm mới thấy Tiểu Tạ bước vào sầu thảm và hỏi:
- Tam Lang biến ở sân quan Hình bộ, lập tức bị thần áp giải xuống
âm ty, Diêm Vương thấy và có nghĩa, đã phú cho đi thác sanh vô nhà
giàu sáng rồi. Còn Thu Dung thì vẫn bị giam cầm, em đầu đơn kêu
Thành Hoàng, lại bị ngăn trở không được vô, giờ làm thế nào ?
Chàng nghe nổi doá nắng chửi um sùm:
- Thằng quỷ lọ nồi, sao dám ỷ thế hiếp người như vậy kìa ? Để mai
tao đạp pho tượng nó mà chà thành đất bùn, lại điểm vào mặt Thành
Hoàng hỏi tội lão, tại sao để cho thuộc hạ bạo tàn đến thê ? Lào ta
say sưa mê mộng không biết hay sao ?
Hai người bi phẫn nhìn nhau, mãi tới gần hết canh tư, bỗng Thu Dung
vụt đến, làm cho hai người mừng rỡ sửng sốt vô cùng. Thu Dung khóc
và nói:
- Thật là vì chàng mà em phải chịu muốn vàn khổ nhục. Lão phán quan
lọ nồi hàng ngày đưa dao gậy ra hiếp bức. Đêm nay tự nhiên thả cho
em về nói rằng: "Ta không có ý gì khác đâu, chỉ vì thấy người đẹp
mà thương yêu, nếu lòng chẳng khứng thì ta cũng chẳng nỡ ép nhau
mãi. Giờ tha nàng về, cảm phiền nói nhắn với ông Đào Thu Tào, chớ
hiềm thù trách giận ta nghe".
Chàng nghe chuyện vui lòng hả dạ đôi chút. Nhân dịp cao hứng, muốn
cùng ngủ chung một giường, nói rằng hôm nay vì khanh mà chết cũng
cam. Hai nàng nhăn nhó và nói:
- Bấy lâu nhờ chàng dạy bảo, chúng tôi hơi biết nghĩa lý ít nhiều,
nỡ lòng nào lấy sự yêu chàng để giết chàng cho đành ?
Hai nàng nhứt định không chịu ngủ chung, nhưng nghiêng đầu bá cổ,
tình thân mật y như vợ chồng. Vì có gặp tai nạn, ý nghĩa ghen tương
của họ đà tiêu đi hết.
Một vị đạo sĩ gặp chàng ngoài đường, bảo chàng có quỷ khí; chàng
nghe nói lạ, bèn ngỏ chuyện thật. Đạo sĩ nói:
- Ma đó tốt lắm, chớ nên phụ nó.
Rồi viết hai lá bùa trao cho chàng, căn dặn:
- Về trao cho mỗi cô ma một lá bùa này, để tùy theo phước mạng run
rủi, hễ nghe ngoài cửa có tiếng khóc con gái, thì nuốt lá bùa chạy
ra tức khắc, cô nào ra trước thì sống lại.
Chàng cảm tạ, đem bùa về trao cho hai nàng, căn dặn như lời đạo
sĩ.
Hơn tháng sau, quả nghe ngoài cửa có tiếng khóc thương con gái, hai
cô tranh nhau chạy ra. Tiểu Tạ lật đật quá, quên nuốt lá bùa. Khi
thấy đám táng vừa đi ngang, Thu Dung chạy thẳng tới, chun vô quan
tài, còn Tiểu Tạ không chun vô đặng, khóc lóc trở về.
Chàng liền ra xem, thì ra đám táng người con gái nhà giàu, họ Hác;
ai nấy cùng trông thoáng thấy một cô thiếu nữ chun vô quan tài rồi
mất, đều xầm xì bàn tán, cho là chuyện quái lạ. Giữa lúc đó, nghe
trong quan tài có tiếng động, người ta bèn đỗ lại để mở ra xem,
thấy Hác nữ đã tỉnh lại. Tang gia bèn xin tạm ký ở ngoài cửa nhà
học của chàng, sai người canh giữ.
Bỗng nàng mở mắt, hỏi Đạo Sinh đâu ? Hác gia lấy làm lạ, xúm lại
gạn hỏi nguồn cơn, nàng đáp:
- Ta không phải là con gái nhà ngươi nữa đâu.
Rồi kể rõ sự tình đầu cuối. Hác gia không tin, muốn khiêng về nhà.
Nàng không nghe, chạy tuốt vô nhà học, nằm lỳ không dậy. Hác gia
đành nhận diện ở chàng là chú rể, rồi kéo nhau đi.
Chàng đến gần xem, tuy diện mạo có khác, nhưng vẽ kiều diễm không
kém gì Thu Dung, mừng quá sở vọng cùng nhau nhắc chuyện bình sanh
một cách niềm nở. Chợt nghe góc nhà có tiếng ma khóc hu hu, thì ra
Tiểu Tạ đang khóc một mình trong xó tối. Hai người rất thương cầm
đèn đến soi và kiếm lời yên ủi, thấy nàng vẫn khóc nức nỡ, áo xuống
đẫm lệ, cứ thế cho tới gần sáng mới đi.
Sáng ngày, Hác gia đem rương hòm y phục vào cho mấy người hầu hạ
sang ở nhà chàng, nghiễm nhiên thành nhạc gia và gia tế vậy.
Tối lại, chàng vô buồng vợ, thì Tiểu Tạ lại khóc thảm thiết, kéo
luôn sáu bảy đêm khiến hai vợ chồng cùng xót thương cảm động, không
thành lễ hiệp cẩn với nhau đặng. Chàng lo nghĩ nát ruột không tìm
ra kế gì. Thu Dung nói:
- Đạo sĩ chắc là tiên, vậy mình lại đi tìm ông mà cầu khẩn, may ra
ổng thương tình cứu giúp.
Chàng lấy làm phải, liền đi tìm đến Đạo sĩ, quỳ mọp xuống dất bày
tỏ sự tình. Đạo sĩ một mực trả lời rằng không có phép gì giúp được.
Chàng ai cầu mãi, Đạo sĩ cưới, nói:
- Anh chàng si tình này khéo làm rầy người ta thôi. Nhưng, thật anh
có duyên số với con ma đó nữa, thôi để ta ráng sức giúp cho.
Đạo sĩ liền theo chàng về nhà, dời ở riêng một gian tĩnh mịch, đóng
cửa ngồi bên trong, bảo không ai được gọi hỏi gì cả. Luôn mười đêm
ngày không hề ăn uống. Lén dòm, thấy ông ngồi thiếp như ngủ.
Một hôm mới tảng sáng, có một thiếu nữ vén màn bước vô, mắt sáng
miệng tươi, vẻ rất kiều diễm, mỉm cười và nói:
- Tôi bương chải suốt đêm, mệt quá. Bị ngà ngươi đeo theo làm rộn,
mà phải bôn tẩu hơn trăm dặm đường, mới tìm ra một tòa nhà tốt đặng
vô nghỉ chưn. Đạo sĩ đi rước và cùng đến đây. Chờ nàng vô để giao
phó thì xong.
Chặp tối, Tiểu Tạ đến, thiếu nữ vội vàng đứng lên đón, ôm chầm lấy
nàng, tức thời hai người nhập chung vào một thân thể, rồi ngã gục
xuống đất, cứng đơ.
Lúc ấy, Đạo sĩ từ trong phòng bước ra, vòng tay chào rồi đi
thẳng.
Chàng cảm tạ, tiễn chưn ra tới ngoài; chừng trỏ vô thì nàng đã
tỉnh, liền ôm đặt lên giường. Hơi thở dần dần điều hòa, nhưng vẫn
ôm cẳng la đau, mấy hôm sau mới đứng dậy đi lại được.
Sau, chàng đi thi, được khôi nguyên ghi tên va danh sách sĩ tử. Có
bạn cùng số là Thái Tử Kinh, nhơn việc đến nhà chàng, ở chơi mấy
ngày. Tiểu Tạ qua thăm lối xóm trở về, Thái trông thấy, rảo bước
theo dõi. Tiểu Tạ kiếm đường tránh đi, trong trí thầm giận người
khách vô lễ. Thái về nói với chàng:
- Có một chuyện quái lạ vô cùng, anh có cho phép tôi nói chăng
?
Chàng hỏi chuyện chi, Thái đáp:
- Ba năm về trước, cô em gái tôi chết yểu, cách hai đêm thì mất thi
thể, đến nay hãy còn ngờ vực khó hiểu. Mới rồi dòm thấy phu nhơn
sao mà giống cô em tôi hết sức.
Chàng cười:
- Vợ tôi là người quê mùa, làm sao sánh được quý muội, nhưng tôi
với anh đã là bạn đồng phả với nhau, nghĩa rất thân thiết, vậy để
tôi cho nhà tôi ra chào.
Nói đoạn vô nhà trong, bảo Tiểu Tạ lấy đồ tuẫn táng hôm nọ mà mặc,
rồi ra chào khách. Thái thất kinh nói:
- Chính em tôi đấy mà.
Rồi khóc rưng rức. Chàng thuật chuyện gốc ngọn cho nghe, Thái mừng
rỡ nói:
- Thế là em gái tôi chưa chết, tôi phải về liền, báo tin cho bà
thân mẫu tôi yên lòng.
Mấy hôm sau, cả Thái gia kéo đến thăm, từ đó về sau, thường thường
lui tới như Hác gia vậy.
Hết
Nhà ông Khương Bộ Lang ở phía nam sông Vị, có nhiều ma quỷ, thường
nhát người ta, vì thế ông phải dời đi chỗ khác, bỏ nhà trống cho
một lão bộc giữ cửa bên ngoài thôi. Lão này bị ma làm chết. Thay
thế mấy người khác cũng chết nốt, thành phải bỏ hoang.
Trong làng có Đào Sinh, tên Vọng Tam, tánh ưa phóng khoáng, thích
chơi gái, nhưng uống rượu ngà ngà rồi bỏ về.
Bạn cố bảo mấy ả chạy theo lôi vào, chàng cười mà không cự tuyệt ở
lại cách đêm song chớ hề đụng chạm tới bao giờ. Có lần ngủ đêm ở
nhà ông Bộ Lang một nàng hầu đêm khuya đến tự hiến cho chàng, thế
mà chàng khăng khăng chối từ, không chịu làm quấy. Bởi thế, ông Bộ
Lang càng trọng là người đứng đắn.
Có điều nhà nghèo, vợ lại mới chết, nhà tranh mấy gain, ẩm thấp nực
nội khó chịu, bèn xin Bộ Lang cho ở tòa nhà bỏ hoang kia. Bộ Lang
nghĩ nhà ấy nhiều ma, cho nên từ chối. Chàng viết bài luận vô quỷ
đưa cho ông xem, và nói:
- Ma có làm gì được mình mà sợ !
Bộ Lang thấy nài nĩ quá, đành cho.
Chàng dọn đến ở nhà giữa, mới chặp tối để quyển sách đó. về lấy đồ
vật khác đêm đến, thì sách đã biến đâu mất rồi, liền nằm ngữa trên
giường, lặng lẻ chờ coi sự biến.
Giây lát nghe tiếng giày đi lẹp kẹp, liếc nhìn có hai thiếu nữ từ
trong buồng đi ra, đặt quyển sách vừa mất trên bàn. Một cô chừng
hai mươi tuổi, một cô độ mười bảy, mười tám, đều đẹp tuyệt trần,
đứng quanh quẩn bên giường, ngó nhau mà cười. Chàng làm thinh không
nhúc nhích. Cô lớn co một chân lên gác trên bụng chàng; cô nhỏ bụm
miệng cười khúc khích. Chàng nghe trái tim hồi hộp, dường như bồn
chồn không làm sao cầm được, liền ngồi lên chửng chạc trong trí suy
nghĩ đứng đắn trở lại rồi thì ngảnh mặt ngó lơ.
Cô lớn thò tay trái vuốt râu chàng, còn tay mặt gỏ nhẹ trên trán
kêu lộp bộp, cô nhỏ thích chí, càng cười dữ. Bây giờ chàng vùng dậy
quát tháo:
- Lũ quỷ sao dám hỗn xược thế à ?
Hai cô hoảng sợ bỏ chạy mất. Chàng sợ bị quấy nhiễu cả đêm, ý muốn
dọn về, nhưng đã lỡ nói cứng mất rồi, bỏ đi thì xấu hổ. Nghĩ vậy
rồi khêu đèn sáng ngồi đọc sách, thoáng thấy bóng ma chập chờn
trong xó tối, nhưng chàng mặc kệ.
Gần nửa đêm, để đèn mà ngủ, nghe như có người lấy vật gì nhỏ ngoáy
vào lỗ mũi bắt hắt hơi bắn người lên, trong xó có tiếng cười sặc
sụa. Chàng không nói chi, giả đò ngủ để xem còn làm trò gì nữa. Một
lát, hé mắt dòm thấy cô nhỏ mon men đến nơi, chàng nhỏm dậy mắng
rầm cả hai lui lủi trốn mất.
Chừng dỗ được giấc ngủ vừa thiêm thiếp, lại bị ngoáy lỗ tai. Suốt
đêm họ nghịch ngợm quấy nhiễu, hết trò này đến trò kia, mãi đến gà
gáy mới yên. Lúc ấy chàng mới được ngon giấc, cả ngày không nghe
không thấy gì lạ.
Đến mặt trời lặng trở đi, ma lại xuất hiện. Chàng bàn tính cách nấu
cơm đêm, cho được thức luôn tới sáng. Cô lớn dần dà ngồi xếp bằng
trên ghế xem chàng đọc sách, rồi thò tay bịt lấy sách, chàng giận
chụp bắt, nàng vụt biến đi. Chốc lại mò đến, chàng để tay chận trên
sách mà đọc. Cô nhỏ lén đến sau lưng, đưa tay bưng lấy mắt chàng,
rồi chạy vụt ra đứng xa xa mà cười. Chàng phát cáu điểm mặt nhiếc
mắng:
- Con ma bắt tì kia, hễ tao bắt được thì giết chết cả đôi !
Nàng cũng chẳng sợ, nhơn dịp, chàng nói giỡn chơi:
- Cái trò lăn lóc trên giường, tôi không thiện nghệ đâu. Các cô
chọc nghẹo làm chi, vô ích !
Hai cô mỉm cười day mình đi vô trong bếp, chia nhau chẻ củi nhen
lửa, vo gạo nấu cơm hộ chàng. Chàng ngó và khen:
- Hai cô làm việc có ích như thế, không hơn là nghịch ngợm ư
?
Cơm nấu chín rồi lại tranh nhau lấy thìa muỗng đũa chén bày trên
bàn, chàng nói:
- Cảm ơn phục dịch, lấy gì báo đền được nhau đây ?
Nàng cười đáp:
- Trong cơm có bỏ thuốc độc đó, coi chừng kẽo chết.
Chàng trả lời:
- Xưa nay tôi có thù oán gì hai cô, lẽ đâu hại nhau đến thế ?
Chàng ăn hết chén cơm, hai cô dành bới chén khác bưng lại, bôn tẩu
xăng xái, chàng thấy rất vui.
Ngày ngày thành ra quen thân, cùng người nói chuyện, hỏi đến tánh
danh, cô lớn nói:
- Em là Thu Dung, họ Kiều; con bé kia Tiểu Tạ, họ Nguyễn đó.
Chàng tò mò hỏi đến nguyên do tại sao ở chốn này, Tiểu Tạ cười và
nói:
- Anh này ngốc quá! Đến mình mẩy còn chẳng dám phô ra cho người ta
xem, ai mượn anh hỏi tới dánh tánh cửa nhà, dễ thường muốn xin cưới
đó sao ?
Chàng nghiêm nét mặt, nói:
- Đối diện người đẹp, bảo tôi vô tình sao được? Có điều âm khí nặng
nề, người ta đụng vào tất là phải chết. Vậy, không vui ở chung với
nhau thì nên đi, nếu vui ở chung với nhau thì cứ ở, ai yên phận
nấy. Ví bằng tôi chẳng được thương yêu, thì làm sao tôi xâm phạm
được tới hai cô, ví bằng tôi đáng được thương yêu, thì chắc hai cô
không nỡ lòng nào vật chết một thằng cuồng sị Hai cô thử nghĩ như
thế có phải không ?
Hai nàng nghe nói, ngó nhau có vẻ động lòng, từ đó trở đi không
nghịch ngợm tinh quái nữa, nhưng thỉnh thoảng vẫn chơi đùa thọc tay
vào bụng chàng, có khi lột quần xuống tới đất, chàng không lấy làm
lạ.
Một hôm chàng chép quyển sách chưa xong, thì có việc gấp phải đi,
lúc trở về thấy Tiểu Tạ đang cúi mình trên bàn, cầm bút chép nối.
Nàng trông thấy chàng về, ném bút xuống đất mà cười; chàng đến gần
xem, chữ viết tuy còn xấu, nhưng hàng lối ngay ngắn, tấm tắc
khen:
- Cô viết khá đấy; nếu thích học thì tôi sẽ dạy cho.
Đoạn, ôm nàng vào lòng, cầm tay dạy viết.
Thu Dung ở ngoài chạy vô, mặt hơi tái, như có vẻ ghen tức. Tiểu Tạ
cười nói:
- Hồi em con bé, ông thân em đã dạy viết chữ song bỏ lâu ngày, giờ
cầm bút như bỡ ngỡ mới tập vậy.
Thu Dung chẳng nói gì, chàng hiểu ý, giả đò không biết, rồi cũng ôm
nàng vào lòng, trao cây bút cho và nói:
- Tôi xem cô có viết được không nào ?
Cầm tay nàng viết mấy chữ, đứng lên nói tiếp:
- Chữ cô Thu viết tố đáo để !
Bấy giờ Thu Dung mới hả lòng.
Liền đó chàng rọc hai tờ giấy làm nòng, cho hai nàng cùng tập viết,
còn mình thì ngồi học với một ngọn đèn riêng, trong bụng mừng thầm
ai cũng có việc làm, hết quấy rối nhau.
Viết xong, hai nàng đem đến cho chàng sửa chữa phê bình.
Từ trước, Thu Dung vốn chưa từng đi học, cho nên chữ viết nguệch
ngoạc bất thành tự. Sau khi nghe chàng chỉ bảo, nàng tự xét thua
kém Tiểu Tạ, mặt có vẻ thẹn, chàng phải vỗ về yên ủi rất khéo, nhan
sắc nàng mới tươi trở lại.
Hôm đó về sau, họ coi chàng như một thầy đồ, ngồi thì gãi lưng, nằm
thì bóp cẳng, đã không dám lớn mặt, lại còn tranh nhau chiều
chuộng.
Cách mấy bữa, Tiểu Tạ viết chữ coi ngay ngắn tốt đẹp, chàng buộc
miệng khen mãi, Thu Dung tủi thân, nước mắt rưng rưng, chàng phải
khuyên giải đủ cách mới êm. Nhân đó, chàng lấy sách ra dậy học, cả
hai cùng thông minh lạ thường, chỉ dạy qua một bận là nhớ, không
hỏi tới hai lần. Thầy trò thi nhau đọc sách ê a, thường khi suốt
đêm tới sáng.
Tiểu Tạ lại dắt thằng em là Tam Lang đến thọ nghiệp. Cậu này mới
mười lăm, mười sáu tuổi, mặt mày điển trai, đem dâng lễ nhập môn là
cái móc bằng vàng.
Chàng để Tam Lang học chung một sách với Thu Dung. Từ đó, chàng làm
như mở trường dạy học toàn ma, cứ tối đến, tiếng đọc sách vang rân
cả nhà. Ông Bộ Lang nghe lấy làm mừng, thỉnh thoảng cho người mang
gạo củi tới giúp đỡ.
Được mấy tháng Thu Dung với Tam Lang đều biết làm thơ, thường cùng
nhau xướng họa. Tiểu Tạ ngầm bảo chàng đừng dạy Thu Dung, chàng ừ;
Thu Dung ngầm cũng bảo chàng đừng dạy Tiểu Tạ chàng cũng gật.
Một hôm, gần tới khoa thi, hai nàng cùng khóc lóc sắp tiễn đưa
chàng ứng thí, nhưng Tam Lang nói:
- Chuyến này thầy nên cáo bịnh đừng đi thì hơn. Không vậy, e gặp sự
chẳng lành đó.
Chàng nghĩ sự cáo bịnh trốn thì là nhục, cho nên cứ đi.
Nguyên trước, chàng làm thơ chê bai thời sự, đã được chạm tới một
nhà quý phá trong bản hạt; lão này vẫn ghi mối thù, đêm ngày tìm
cách làm hại. Nay lão đem tiền đút lót quan đốc học, vu chàng hạnh
kiểm không tốt, bắt giam vô ngục dây dưa. Chàng hết sạch tiền túi,
khải xin ăn quanh bạn đồng tù, trong lòng tự nghĩ mình đến chết khô
ở chốn này, không trông gì được sống nữa.
Bỗng thấy một người thoáng vào chỗ giam, nhìn ra chính là Thu Dung
đem cơm đến nuôi chàng. Hai người ngó nhau khóc thút thít, nàng
nói:
- Tam lang từng lo thầy đi chuyến này gặp sự chẳng lành, nay đã quả
nhiên. Tam lang cùng đi với em, nhưng hắn cầm đơn vào phá viện kêu
oan rồi.
Nói qua loa một hai câu rồi nàng đi ra, nội ngục chẳng ai trông
thấy gì cả.
Hôm sau, quan Hình bộ đi ra, Tam Lang đón đường kêu là có chuyện
oan khuất, quan chấp đơn và giữ cả người để xét.
Thu Dung lại vô ngục báo tin cho chàng, rồi trở ra đi dò thăm, luôn
ba ngày không thấy mặt, cah`ng buồn lòng đói bụng, coi một ngày
đằng đằng như một năm.
Chợt thấy Tiểu Tạ đến, mặt mài ủ rủ muốn xỉu, nói Thu Dung bữa kia
ở đây về, đi qua miễu Thành Hoàng, bị Ông Phán quan mặt lọ nồi ở
hành làng mé tây chạy ra bắt đi, ép nàng làm vợ bé. Nàng không chịu
khuất , hiện đang bị giam kín. Em rong ruổi hơn trăm dặm đường, vất
vả muốn chết, khi đến cửa bắc lại bị gai gia đâm vào giữa gan bàn
chưn đau buốt thấu xương tủy, em bận sau em không tới đây được
nữa.
Nói đoạn, đưa bàn chưn ra phô, máu còn đóng giây đóng cục; vội vã
trao tay cho chàng ba lượng vàng, rồi khập khễnh biến đi.
Quan Hình bộ xét vụ Tam Lang khiếu nại, thấy và chẳng có họ hàng
thân thuộc chi với bị cáo mà tự nhiên thay mặt kêu oan, cho thế là
sự trái nghịch, toan thét lính căng nọc đánh đòn. Tam Lang ngã
xuống đất biến mất, quan lấy làm kinh dị, xem tờ khiếu nại, thấy
lời lẽ tha thiết, liền gọi lính giải chàng đến trước mặt xét hỏi
Tam Lang là người thế nào. Chàng giả đò không biết. Quan biết chàng
oan uổng, lập tức thả về.
Chàng về nhà suốt cả buổi tối chả thấy một người nào tới, mãi đến
nửa đêm mới thấy Tiểu Tạ bước vào sầu thảm và hỏi:
- Tam Lang biến ở sân quan Hình bộ, lập tức bị thần áp giải xuống
âm ty, Diêm Vương thấy và có nghĩa, đã phú cho đi thác sanh vô nhà
giàu sáng rồi. Còn Thu Dung thì vẫn bị giam cầm, em đầu đơn kêu
Thành Hoàng, lại bị ngăn trở không được vô, giờ làm thế nào ?
Chàng nghe nổi doá nắng chửi um sùm:
- Thằng quỷ lọ nồi, sao dám ỷ thế hiếp người như vậy kìa ? Để mai
tao đạp pho tượng nó mà chà thành đất bùn, lại điểm vào mặt Thành
Hoàng hỏi tội lão, tại sao để cho thuộc hạ bạo tàn đến thê ? Lào ta
say sưa mê mộng không biết hay sao ?
Hai người bi phẫn nhìn nhau, mãi tới gần hết canh tư, bỗng Thu Dung
vụt đến, làm cho hai người mừng rỡ sửng sốt vô cùng. Thu Dung khóc
và nói:
- Thật là vì chàng mà em phải chịu muốn vàn khổ nhục. Lão phán quan
lọ nồi hàng ngày đưa dao gậy ra hiếp bức. Đêm nay tự nhiên thả cho
em về nói rằng: "Ta không có ý gì khác đâu, chỉ vì thấy người đẹp
mà thương yêu, nếu lòng chẳng khứng thì ta cũng chẳng nỡ ép nhau
mãi. Giờ tha nàng về, cảm phiền nói nhắn với ông Đào Thu Tào, chớ
hiềm thù trách giận ta nghe".
Chàng nghe chuyện vui lòng hả dạ đôi chút. Nhân dịp cao hứng, muốn
cùng ngủ chung một giường, nói rằng hôm nay vì khanh mà chết cũng
cam. Hai nàng nhăn nhó và nói:
- Bấy lâu nhờ chàng dạy bảo, chúng tôi hơi biết nghĩa lý ít nhiều,
nỡ lòng nào lấy sự yêu chàng để giết chàng cho đành ?
Hai nàng nhứt định không chịu ngủ chung, nhưng nghiêng đầu bá cổ,
tình thân mật y như vợ chồng. Vì có gặp tai nạn, ý nghĩa ghen tương
của họ đà tiêu đi hết.
Một vị đạo sĩ gặp chàng ngoài đường, bảo chàng có quỷ khí; chàng
nghe nói lạ, bèn ngỏ chuyện thật. Đạo sĩ nói:
- Ma đó tốt lắm, chớ nên phụ nó.
Rồi viết hai lá bùa trao cho chàng, căn dặn:
- Về trao cho mỗi cô ma một lá bùa này, để tùy theo phước mạng run
rủi, hễ nghe ngoài cửa có tiếng khóc con gái, thì nuốt lá bùa chạy
ra tức khắc, cô nào ra trước thì sống lại.
Chàng cảm tạ, đem bùa về trao cho hai nàng, căn dặn như lời đạo
sĩ.
Hơn tháng sau, quả nghe ngoài cửa có tiếng khóc thương con gái, hai
cô tranh nhau chạy ra. Tiểu Tạ lật đật quá, quên nuốt lá bùa. Khi
thấy đám táng vừa đi ngang, Thu Dung chạy thẳng tới, chun vô quan
tài, còn Tiểu Tạ không chun vô đặng, khóc lóc trở về.
Chàng liền ra xem, thì ra đám táng người con gái nhà giàu, họ Hác;
ai nấy cùng trông thoáng thấy một cô thiếu nữ chun vô quan tài rồi
mất, đều xầm xì bàn tán, cho là chuyện quái lạ. Giữa lúc đó, nghe
trong quan tài có tiếng động, người ta bèn đỗ lại để mở ra xem,
thấy Hác nữ đã tỉnh lại. Tang gia bèn xin tạm ký ở ngoài cửa nhà
học của chàng, sai người canh giữ.
Bỗng nàng mở mắt, hỏi Đạo Sinh đâu ? Hác gia lấy làm lạ, xúm lại
gạn hỏi nguồn cơn, nàng đáp:
- Ta không phải là con gái nhà ngươi nữa đâu.
Rồi kể rõ sự tình đầu cuối. Hác gia không tin, muốn khiêng về nhà.
Nàng không nghe, chạy tuốt vô nhà học, nằm lỳ không dậy. Hác gia
đành nhận diện ở chàng là chú rể, rồi kéo nhau đi.
Chàng đến gần xem, tuy diện mạo có khác, nhưng vẽ kiều diễm không
kém gì Thu Dung, mừng quá sở vọng cùng nhau nhắc chuyện bình sanh
một cách niềm nở. Chợt nghe góc nhà có tiếng ma khóc hu hu, thì ra
Tiểu Tạ đang khóc một mình trong xó tối. Hai người rất thương cầm
đèn đến soi và kiếm lời yên ủi, thấy nàng vẫn khóc nức nỡ, áo xuống
đẫm lệ, cứ thế cho tới gần sáng mới đi.
Sáng ngày, Hác gia đem rương hòm y phục vào cho mấy người hầu hạ
sang ở nhà chàng, nghiễm nhiên thành nhạc gia và gia tế vậy.
Tối lại, chàng vô buồng vợ, thì Tiểu Tạ lại khóc thảm thiết, kéo
luôn sáu bảy đêm khiến hai vợ chồng cùng xót thương cảm động, không
thành lễ hiệp cẩn với nhau đặng. Chàng lo nghĩ nát ruột không tìm
ra kế gì. Thu Dung nói:
- Đạo sĩ chắc là tiên, vậy mình lại đi tìm ông mà cầu khẩn, may ra
ổng thương tình cứu giúp.
Chàng lấy làm phải, liền đi tìm đến Đạo sĩ, quỳ mọp xuống dất bày
tỏ sự tình. Đạo sĩ một mực trả lời rằng không có phép gì giúp được.
Chàng ai cầu mãi, Đạo sĩ cưới, nói:
- Anh chàng si tình này khéo làm rầy người ta thôi. Nhưng, thật anh
có duyên số với con ma đó nữa, thôi để ta ráng sức giúp cho.
Đạo sĩ liền theo chàng về nhà, dời ở riêng một gian tĩnh mịch, đóng
cửa ngồi bên trong, bảo không ai được gọi hỏi gì cả. Luôn mười đêm
ngày không hề ăn uống. Lén dòm, thấy ông ngồi thiếp như ngủ.
Một hôm mới tảng sáng, có một thiếu nữ vén màn bước vô, mắt sáng
miệng tươi, vẻ rất kiều diễm, mỉm cười và nói:
- Tôi bương chải suốt đêm, mệt quá. Bị ngà ngươi đeo theo làm rộn,
mà phải bôn tẩu hơn trăm dặm đường, mới tìm ra một tòa nhà tốt đặng
vô nghỉ chưn. Đạo sĩ đi rước và cùng đến đây. Chờ nàng vô để giao
phó thì xong.
Chặp tối, Tiểu Tạ đến, thiếu nữ vội vàng đứng lên đón, ôm chầm lấy
nàng, tức thời hai người nhập chung vào một thân thể, rồi ngã gục
xuống đất, cứng đơ.
Lúc ấy, Đạo sĩ từ trong phòng bước ra, vòng tay chào rồi đi
thẳng.
Chàng cảm tạ, tiễn chưn ra tới ngoài; chừng trỏ vô thì nàng đã
tỉnh, liền ôm đặt lên giường. Hơi thở dần dần điều hòa, nhưng vẫn
ôm cẳng la đau, mấy hôm sau mới đứng dậy đi lại được.
Sau, chàng đi thi, được khôi nguyên ghi tên va danh sách sĩ tử. Có
bạn cùng số là Thái Tử Kinh, nhơn việc đến nhà chàng, ở chơi mấy
ngày. Tiểu Tạ qua thăm lối xóm trở về, Thái trông thấy, rảo bước
theo dõi. Tiểu Tạ kiếm đường tránh đi, trong trí thầm giận người
khách vô lễ. Thái về nói với chàng:
- Có một chuyện quái lạ vô cùng, anh có cho phép tôi nói chăng
?
Chàng hỏi chuyện chi, Thái đáp:
- Ba năm về trước, cô em gái tôi chết yểu, cách hai đêm thì mất thi
thể, đến nay hãy còn ngờ vực khó hiểu. Mới rồi dòm thấy phu nhơn
sao mà giống cô em tôi hết sức.
Chàng cười:
- Vợ tôi là người quê mùa, làm sao sánh được quý muội, nhưng tôi
với anh đã là bạn đồng phả với nhau, nghĩa rất thân thiết, vậy để
tôi cho nhà tôi ra chào.
Nói đoạn vô nhà trong, bảo Tiểu Tạ lấy đồ tuẫn táng hôm nọ mà mặc,
rồi ra chào khách. Thái thất kinh nói:
- Chính em tôi đấy mà.
Rồi khóc rưng rức. Chàng thuật chuyện gốc ngọn cho nghe, Thái mừng
rỡ nói:
- Thế là em gái tôi chưa chết, tôi phải về liền, báo tin cho bà
thân mẫu tôi yên lòng.
Mấy hôm sau, cả Thái gia kéo đến thăm, từ đó về sau, thường thường
lui tới như Hác gia vậy.
• LIÊN HỆ ADMIN WAP Trang Chủ all rights reserved.